Huấn luyện an toàn lao động - An toàn vận hành thiết bị cơ khí
Huấn luyện an toàn lao động - an toàn vận hành thiết bị cơ khí - nhóm 3 theo nghị định 44/ 2016 NĐ-CP ngày 15/05/2016.
Giới thiệu
TST là đơn vị được Cục An toàn Lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Chương trình huấn luyện an toàn lao động chung được thiết cho cấp quản lý, người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, người lao động theo quy định tại nghị định 44/ 2016 NĐ-CP ngày 15/05/2016.
Huấn luyện an toàn lao động - An toàn vận hành thiết bị cơ khí
Ai nên tham gia chương trình?
Công nhân, kỹ sư làm bảo trì sữa chữa, vận hành thiết bị cơ khí
Cán bộ quản lý, giám sát an toàn
Tần suất huấn luyện an toànlao động - an toàn vận hành thiết bị cơ khí
Huấn luyện định kỳ 2 năm / 1 lần
Thời lượng huấn luyện
Huấn luyện lần đầu: 24 giờ
Huấn luyện định kỳ: 12 giờ
Lợi ích từ chương trình
Học viên đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng nhận/chứng chỉ/cấp sổ theo quy định tại Nghị định 44/ 2016 NĐ-CP.
Khách hàng được cung cấp sổ “ Theo dõi công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định tại Nghị định 44/ 2016 NĐ-CP.
Khách hàng được cung cấp “ Tài liệu huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động” theo quy định tại Nghị định 44/ 2016 NĐ-CP.
Phương pháp huấn luyện Huấn luyện an toàn lao động - an toàn vận hành thiết bị cơ khí
Bài giảng Powerpoint; Lý thuyết
Videos ( 3D Animations, Flash Player, Feature Films)
Thực hành tại hội trường huấn luyện hoặc tại công trường
Nội dung chương trình Huấn luyện an toàn vận hành thiết bị cơ khí
I. Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.
Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
II. Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động
Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.
Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.
Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
III. Nội dung huấn luyện an toàn vận hành thiết bị cơ khí - chuyên ngành
Tổng quan về an toàn cơ khí
Các khái niệm cơ bản
Tai nạn lao động và các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động thường gặp trong sử dụng, vận hành thiết bị, máy móc cơ khí
Các nguyên tắc để đảm bảo an toàn lao động cho người sử dụng, vận hành thiết bị, máy móc cơ khí
An toàn chi tiết cho các thiết bị, máy móc cơ khí
An toàn điện
An toàn LOTO
An toàn máy tiện
An toàn máy phay
An toàn máy bào
An toàn máy mài
An toàn máy khoan
An toàn máy dập
An toàn máy cắt
An toàn máy cuốn
An toàn máy hàn
6. Huấn luyện theo thiết bị cơ khí đặc thù tại doanh nghiệp ( Xin vui lòng liệt kê thiết bị cơ khí hiện đang sử dụng tại nhà máy)
Ứng cứu khẩn cấp
7. Ứng cứu, sơ cấp cứu điện giật, chữa cháy
8. Thực hành:
Hướng dẫn thực hành vận hành thiết bị cơ khí, giảng viên hướng dẫn và trả lời các câu hỏi liên quan đến vận hành an toàn thiết bị cơ khí
IV. Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện an toàn lao động - an toàn vận hành thiết bị cơ khí
Kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm & thực hành
>>> Xem thêm : Huấn luyện an toàn lao động nhóm 3 - An toàn vận hành máy phát điện